Chuyện sinh viên đi làm thêm - Đại học Lương Thế Vinh
Câu chuyện làm thêm của sinh viên đã rất quen thuộc trong thời đại ngày nay. Làm thêm để có tiền, tích lũy kinh nghiệm và để bản thân trưởng thành hơn. Nhưng câu chuyện làm thêm ngày nay cũng có nhiều vấn đề đặt ra, cần suy ngẫm!
Trang trải cuộc sống
Tranh thủ vừa ra ca trực và trống lịch học buổi chiều, Em Kim Oanh học ngành Tài chính ngân hàng - Trường Đại học An Giang khá hào hứng khi nói đến công việc làm thêm. Đầu năm nhất ĐH, Kim Oanh đã tìm việc làm thêm. Từng trải qua nhiều việc như phục vụ, thu ngân… Kim Oanh hiện là nhân viên chăm sóc, tư vấn khách hàng. Với tiền công 25.000 đồng-giờ, mỗi ngày cô sinh viên này làm từ 6 đến 8 giờ
Kim Oanh chia sẻ: Bắt đầu đi làm thêm, em đã K còn xin tiền gia đình hàng tháng. Với 1 sinh viên xa nhà, số tiền làm thêm hiện tại đủ để em trang trải chi phí. Mỗi Tháng Kim Oanh trích từ tiền làm thêm khoảng 1 triệu đồng để đóng học phí. Còn thừa Kim OAnh tiết kiệm lo cho sinh hoạt, chi tiêu hàng tháng. Em còn được học bổng tại trường với thành tích học tập tốt nên gia đình rất yên tâm về quá trình học tập, rèn luyện tại trường.
Lợi ích đầu tiên mà sinh viên tìm kiếm công việc làm thêm chính là thu nhập. Học ĐH trong điều kiện sống xa gia đình, tài chính luôn là vấn đề cần giải quyết. Cuộc sống sinh viên cần nhiều khoản tiền khác nhau. Các bạn tranh thủ làm thêm để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, sinh viên muốn có thêm kinh nghiệm, kỹ năng sống thông qua đi làm thêm.
Không làm ở một nơi cố định như bạn Kim Oanh, cô sinh viên Ngô Phương Anh sinh viên năm 2 khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh- Trường ĐH An Giang cho biết: Bản thân em từng làm tiếp thị sản phẩm, làm mẫu, Make Up, mẫu ảnh cho một số studio ở AN Giang và làm phục vụ quán Cafe. Em tự sắp xếp thời gian để việc làm thêm không ảnh hưởng đến học tập. Trong lúc làm thêm Phương Anh học hỏi và tích lũy nhiều kỹ năng cho bản thân sau này, như: Giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian.
Tự hào Khoe thành tích học tập cuối năm nhất hơn 8.0- Phương Anh vừa nhận được học bổng của trường nên có thể trang trải chi phí học tập cũng như chi tiêu trong cuộc sống.
Làm thêm và những áp lực
Việc làm vừa học vừa làm thêm không phải là chuyện đơn giản với sinh viên. Để đạt hiệu quả, bản thân sinh viên phải tự tìm cách sắp xếp thời gian của mình, phân bổ cân bằng. Nhưng có em muốn kiếm tiền đã bị cuốn vào guồng quay của công việc và kiếm tiền. Sinh viên phải hiểu rằng giữa việc học và việc làm thêm, đâu là quan trọng hơn, theo đó những sinh viên biết cân bằng giữa học và làm thêm, vẫn có những bạn dành nhiều thời gian cho việc làm thêm hơn là học, vì thế khiến kết quả học tập tụt dốc, thậm chí có trường hợp phải bỏ học.
Phương Anh và Kim Oanh đều cho biết, thời gian đầu đến với công việc làm thêm, 2 bạn đều bị cuốn vào công việc, những đồng lương đầu tiên nhận được khiến các bạn cảm thấy rất vui và muốn kiếm thêm nhiều hơn nữa. VÌ Thế kết quả học tập liên tục bị sa sút, giờ học thì không tập trung nhiều vì mệt mỏi.
Theo Kim Oanh chia sẻ: May mắn là em đã sớm nhận ra vấn đề vào cuối năm nhất, đến đầu năm thứ 2 đã chấn chỉnh việc học lại ngay. Kim Oanh có mục tiêu phải đạt loại giỏi hoặc xuất sắc, nên em đã nhanh chóng điều chỉnh việc làm thêm và việc học, nên dành thời gian học nhiều hơn, K phân tâm nhiều đến chuyện làm thêm, tự học, tự nghiên cứu, đến nay, em luôn giữ kết quả học tập tốt.
Miễn giảm 100% học phí năm 2022
Trường Đại học Lương Thế Vinh thông báo miễn 100% học phí năm 2022 và xét tuyển Đại học hệ chính quy năm 2022 bằng 2 phương thức: Xét học bạ THPT năm lớp 12 hoặc xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Phạm vi và đối tượng tuyển sinh Trường Đại học Lương Thế Vinh là tất cả học sinh đã tốt nghiệp kỳ thi trung học phổ thông trên cả nước. Nhà trường tổ chức xét tuyển nhập học cho đến khi hết chỉ tiêu tuyển sinh năm 2022.
Nguồn sưu tầm!