Đặc sản thịt chua Phú Thọ lưu giữ văn hóa người Mường

Đặc sản thịt chua Phú Thọ là một món ăn không còn xa lạ trong thực đơn những bữa nhậu hay bữa cơm gia đình ngày nay. Món đặc sản này là kết tinh của sự sáng tạo và văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Mường nơi đây.

Tháng 10 26, 2022 - 16:54
Tháng sáu 12, 2023 - 16:27
 0  8
Đặc sản thịt chua Phú Thọ lưu giữ văn hóa người Mường

Sản phẩm của sự sáng tạo

Thịt chua có vị bùi bùi, béo béo của thịt lợn sạch kết hợp với thính rang thơm ngất ngây, ai thử cũng mê. Nhưng mấy ai biết nguồn gốc xa xưa đầy ý nghĩa thú vị của món ăn này.

Chế biến từ những nguyên liệu dân giã với sự hòa quyện của các gia vị được tẩm ướp theo bí quyết gia truyền, trải qua quá trình lên men, một đặc sản của núi rừng-thịt chua - đã được tạo nên bởi chính đôi bàn tay khéo léo của người nông dân huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Theo những người cao tuổi ở xứ Mường nơi đây, khi xưa, mảnh đất này có nhiều lợn rừng, lợn đen ngon. Với mong muốn bảo quản thịt để ăn lâu dài, người dân đã nghĩ ra cách ướp thịt với muối cùng với một chút thính ngô tự giã.

Thịt lúc đó được cắt thành những miếng to để trong chum, vại, ống nứa. Món thịt chua đã bắt nguồn từ đó. Về sau, trong quá trình chế biến, người dân đã tẩm ướp thêm nhiều gia vị khác và dần hình thành món thịt chua đặc sản như ngày nay.

Đặc sản thịt chua được chế biến từ những nguyên liệu dân giã.

Mỗi món ăn ra đời đều mang nghĩa sâu xa bên trong và phù hợp với điều kiện xã hội bấy giờ. Vốn món thịt chua ra đời với “nhiệm vụ cao cả”đó là dự trữ thịt được lâu hơn. Như cách ông bà hay nói là “của để dành.”

Thịt chua chính là minh chứng cho sự sáng tạo độc đáo, thông minh của người Mường vùng đất Thanh Sơn. Cái nôi ra đời món thịt chua mà ngày nay đã trở thành một đặc sản nức tiếng ba miền. Trở thành niềm tự hào của vùng Đất Tổ-Vua Hùng.

Hấp dẫn nhờ hương vị đặc trưng

Hiện nay, thịt chua đã được cải biến, đối mới cách làm và gia vị. Tạo thành một món ăn vô cùng hấp dẫn và lạ miệng. Không chỉ còn là một món ăn mặn sử dụng với cơm. Mà thịt chua trở thành một món ăn siêu hấp dẫn không thể thiếu trên bàn nhậu.

Tiếng thơm vang xa, ngoài Phú Thọ cũng đã có nhiều vùng miền chế biến, sản xuất món ăn này. Bởi cách làm rất đơn giản và nguyên liệu cũng dễ dàng kiếm được. Thế nhưng tuyệt nhiên không ở đâu có thể làm được món thịt chua thơm ngon, bùi béo như người Mường Phú Thọ làm ra. Về Phú Thọ chắc chắn nên thử món ăn hấp dẫn này.

Ông Đinh Văn Hòa, 71 tuổi, người dân tộc Mường (xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn) cho biết không nhớ thịt chua có từ năm nào, nhưng từ xa xưa, ông đã được các cụ kể và truyền lại cách ướp thịt để giữ được lâu, không bị thối, hỏng.

Sản phẩm thịt chua Phú Thọ được đóng hộp để tiện cho người sử dụng.

Ông Hòa kể lại, theo các cụ xưa, vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, các nhà trong làng, bản đều thịt lợn và phải là lợn mán, lợn đen được nuôi thả tự nhiên trong vườn hoặc thả trong rừng. Lợn sau khi được mổ, đem ra suối rửa sạch rồi cắt làm từng miếng to, để ráo nước, sát một lớp muốn trắng rồi lấy cơm nguội sát vào những miếng thịt.

Khi những hạt cơm nguội nát nhuyễn quyện vào miếng thịt, đem xếp từng miếng vào chum, vại và đậy kín để trong bếp rồi phủ kín tàn tro lên chum, vại. Từ đó, thịt chua được người Mường lưu truyền đến ngày nay.

Thịt chua chính là minh chứng cho sự sáng tạo độc đáo, thông minh của người Mường vùng đất Thanh Sơn. Cái nôi ra đời món thịt chua mà ngày nay đã trở thành một đặc sản nức tiếng ba miền. Trở thành niềm tự hào của vùng Đất Tổ- Vua Hùng.

Đã có nhiều nơi sản xuất thịt chua nhưng tại sao thịt chua Phú Thọ vẫn là sự lựa chọn hàng đầu. Hiện nay, thịt chua đã được cải biến, đối mới cách làm và gia vị. Tạo thành một món ăn vô cùng hấp dẫn và lạ miệng. Không chỉ còn là một món ăn mặn sử dụng với cơm. Mà thịt chua trở thành một món ăn siêu hấp dẫn không thể thiếu trên bàn nhậu.

Ông Bùi Ngọc Hà - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Khả Cửu chia sẻ, đây là món ăn mang bản sắc đặc trưng của người Mường ở địa phương. Từ trước đến nay, món này chỉ được người dân chế biến phục vụ gia đình. Một số hộ đã làm thịt chua bán lẻ cho bà con trong xã. Địa phương định hướng cho bà con chế biến thành hàng hóa bán ra thị trường. Qua đó, góp phần gìn giữ và quảng bá bản sắc văn hóa truyền thống của người Mường, đồng thời tạo việc làm và thu nhập cho người dân./.

Nguồn sưu tầm!