Đồng loạt các hãng xe công nghệ thay đổi hướng kinh doanh tăng ưu thế cạnh tranh
Sau giai đoạn đủ để phát triển mảng kinh doanh cốt lõi là gọi xe, hiện nhiều hãng xe công nghệ đã tiếp tục bước sang trang mới với chiến lược mở rộng nguồn thu bằng các mảng kinh doanh khác.
Uber - Kinh doanh quảng cáo
Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh, Uber Technologies Inc. - Hãng gọi xe công nghệ toàn cầu vừa qua đã mở rộng hoạt động của mình sang lĩnh vực quảng cáo để đa dạng nguồn doanh thu và bắt đầu cạnh tranh trong mảng kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
Bộ phận kinh doanh mới của họ sẽ gồm các dịch vụ quảng cáo trên ứng dụng gọi xe và giao đồ ăn Uber. Chẳng hạn, trên giao diện Uber Eats, các thương hiệu muốn tiếp cận lượng khách hàng tốt hơn có thể trả tiền cho những danh mục được tài trợ như vị trí nổi bật trên trang chủ, thanh toán hay những món ăn nổi bật trong thực đơn.
Uber đã triển khai một dịch vụ mới chạy quảng cáo tên Journey Ads dành cho người dùng chia sẻ chuyến đi trong lúc đợi tài xế và trong suốt chuyến đi của mình. Hơn 40 thương hiệu khác nhau cùng hợp tác với công ty để khởi chạy Journey Ads, gồm cả NBCUniversal và Heineken NV. Động thái này nhằm mở rộng nguồn doanh thu từ khoảng 122 triệu người dùng hàng tháng của ứng dụng Uber.
Năm 2020, công ty bắt đầu đặt màn hình quảng cáo trên đầu mỗi chiếc xe và năm 2021 thì thử nghiệm quảng cáo trong ứng dụng gọi xe. Mark Grether - Giám đốc mảng kinh doanh quảng cáo của Uber chia sẻ tại Investors Day rằng, mục tiêu của họ là phát triển hoạt động kinh doanh quảng cáo khiến nó đem về doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2024.
Lyft - Truyền thông và quảng cáo
Công ty gọi xe Lyft cũng công bố sẽ bước vào lĩnh vực kinh doanh truyền thông và quảng cáo khi ra đã ra mắt Lyft Media - nơi đã xây dựng một bộ sản phẩm mới, cho phép những nhà quảng cáo có thể tương tác với số lượng khách hàng tăng cao của Lyft trong suốt quá trình vận chuyển của họ.
Lyft Media khẳng định đem đến giá trị cho các nhà quảng cáo và nâng cao trải nghiệm nền tảng cho người lái. Mảng kinh doanh truyền thông và quảng cáo được triển khai qua Lyft Tablets, Lyft Halo, Lyft Bikes và Lyft Skins.
Hoạt động kinh doanh truyền thông của công ty này bắt đầu từ năm 2019 khi mua lại startup Halo Cars và hình thành một trong những mạng lưới quảng cáo hàng đầu tại Mỹ.
Lyft Skins cho phép những nhà quảng cáo chia sẻ bằng ứng dụng Lyft, có thể tiếp cận khoảng 20 triệu người đang sử dụng Lyft. Lyft cùng hàng trăm nhà quảng cáo đang hợp tác với nhau như DoorDash, Starbucks, HBO Max, Marriott và Google.
Hiện tại, Lyft Media có thể hợp tác với nhiều nhà quảng cáo thương hiệu hơn để giúp họ tiếp cận tối ưu tới nhiều nhóm đối tượng khác nhau.
GoTo - "Mua trước, trả sau" (buy now – pay later)
Sau đại dịch Covid - 19, dịch vụ mua trước – trả sau (buy now – pay later hay BNPL) ngày càng được đón nhận. Theo Wall Street Journal, GoTo (công ty mẹ Gojek) đã cung cấp cho khách hàng những tính năng cho vay ngắn hạn nhằm thanh toán cho nhiều dịch vụ, sản phẩm khác nhau như gọi xe taxi, giao đồ ăn hoặc những sản phẩm làm đẹp.
Lần gần nhất mà GoTo triển khai các dịch vụ được thực hiện vào tháng 7 khi Goto ra mắt tính năng trả sau mang tên GoPayLater Cicil (thanh toán trả góp)
“Sẽ không có một công ty nào tham gia vào mảng kinh doanh này mà chưa có dữ liệu. Chúng tôi đã có dữ liệu người dùng ngay từ những ngày đầu tiên” - Giám đốc thanh toán và dịch vụ tài chính tại GoTo Financial - Hans Patuwo cho hay. Công ty mẹ Gojek được thành lập từ năm 2021 khi sàn thương mại điện tử Tokopedia sáp nhập với công ty gọi xe Gojek.
Grab - Bản đồ số và Ngân hàng số
Theo Tech in Asia, Grab triển khai dịch vụ ngân hàng số (digibank) tại Malaysia và Indonesia. Thông báo đã được đưa ra ngay sau sự kiện ra mắt dịch vụ ngân hàng số được thành lập với sự hợp tác của Singtel - GXS Bank tại Singapore vào tháng trước.
Bank Fama International giữ vai trò là nền tảng cho digibank mà Grab dự tính thành lập tại Indonesia. Grab định hướng xây dựng dịch vụ ngân hàng số qua sự hợp tác giữa Singtel và Emtek Group.
Trong khi tại Malaysia, GXS Bank đã có giấy phép triển khai dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số vào tháng 4 từ Bank Negara Malaysia. Liên doanh giữa Grab và Singtel sẽ sở hữu 55,5% cổ phần ngân hàng kỹ thuật số để có thể đề xuất, tùy vào sự chấp thuận của cơ quan quản lý.
Trước đó, thông tin từ Asia Nikkei, ứng dụng Grab vốn là dịch vụ gọi xe phổ biến, sẽ cấp phép dữ liệu bản đồ mà họ thu thập được từ tài xế và khách hàng cho các công ty công nghệ, nhà cung cấp viễn thông, dịch vụ logistics.
Công ty không đưa ra chi tiết nào liên quan tới chi phí cấp phép, nhưng nhận định thị trường này tại Đông Nam Á vào năm 2025 có thể đạt giá trị tới 1 tỷ USD, theo công bố được đưa ra vào ngày 8/6.
Nhà đồng sáng lập Tan Hooi Ling của Grab chia sẻ: “Grab luôn tìm cách phát triển công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu địa phương hóa tại khu vực Đông Nam Á và GrabMaps chính là ví dụ điển hình cho nỗ lực này. Các con hẻm và trục đường nhỏ trên khắp những thành phố tại Đông Nam Á thường không hiển thị trên bản đồ thông thường. Tuy nhiên lại được đối tác tài xế của chúng tôi điều hướng định vị mỗi ngày.
Grab đã đầu tư phát triển công nghệ thành một ưu thế cạnh tranh nhằm mang tới cho người tiêu dùng và các đối tác của Grab có trải nghiệm tốt hơn. Hơn nữa cũng rút ngắn thời gian vận chuyển và tiết kiệm chi phí cho công ty. Chúng tôi tự hào rằng Grab có thể sớm vận hành thành công công nghệ bản đồ và định vị độc lập. Việc thương mại hóa công nghệ này là một bước tiến của Enterprise and New Initiatives - mảng kinh doanh non trẻ nhưng đang phát triển rất nhanh của Grab”.
Nguồn: Tổng hợp.