NHỮNG YẾU TỐ LÀM ĐÒN BẨY CHO ĐÔ THỊ VỆ TINH HÒA LẠC
Hòa Lạc là khu vực đang nổi lên với những đổi thay tích cực. Hàng trăm doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước, cùng các dự án bất động sản của các “ ông lớn” đều quy tụ về đây. Giao thông kết nội đa dạng, đa vùng, nguồn nhân lực dồi dào cùng các chính sách phát triển của nhà nước đã biến nơi đây thành khu vực phát triển nhất trong 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội.
Về giao thông: Kết nối đa dạng, đa vùng
Liên kết vùng: Cách trung tâm Hà Nội 20 phút chạy xe theo trục Đại lộ Thăng Long. Quốc lộ 21 – tuyến đường bộ cấp quốc gia đang được thi công mở rộng giao cắt với Đường Hồ Chí Minh huyết mạch sẽ nối đô thị vệ tinh Hòa Lạc với các vùng đô thị khác của cả nước. Tháng 10/2018 thông xe đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình rút ngắn khoảng cách các tỉnh Tây Bắc về Hòa Lạc cũng như Hà Nội
Liên kết đường sắt: Tuyến đường sắt trên cao Văn Cao – Hòa Lạc – tuyến đường sắt xuyên tâm, kết nối trung tâm thủ đô với các đô thị dọc đại lộ Thăng Long.
Liên kết sân bay: Tuyến đường Khu công nghệ cao Hòa Lạc – Đường Vành Đai 3 – Nội Bài đã hoàn thành, trong ngắn hạn khi vành đai 4 xong thì khoảng cách sẽ được rút ngắn đáng kể. Sân bay Hòa Lạc trước mắt sử dụng cho mục đích quốc phòng, tương lai thì chính phủ cần có kế hoạch cải tạo nâng cấp để phục vụ cho mục đích dân sự, đáp ứng nhu cầu của một đô thị thông minh.
Liên kết cảng: Tuyến đường Khu CNC Hòa Lạc – QL5/QL18 -Hải Phòng/Cái Lân sẽ được rút ngắn khi đường vành đai 4 hoàn thành.
Liên kết qua biên giới: Đã có hai tuyến chính nối liền với Trung Quốc. Một tuyến đi qua địa phận Lào Cai với cửa khẩu Kum Ming và hai tuyến qua Lạng Sơn với cửa khẩu Nam Ninh. Tuyến đường cao tốc hiện có Hà Nội -Lào Cai và QL18 đem lại cơ hội tốt cho giao thông.
Về con người: Nguồn nhân lực chất lượng cao
Đô thị vệ tinh Hòa Lạc có các phân khu quan trọng như Khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu đại học Quốc Gia, Khu Tổ Hợp Y Tế nên hiện nay đang thu hút được rất nhiều cán bộ chuyên gia và kỹ sư về đây làm việc. Từ năm 2018 khi hạ tầng công nghệ cao hoàn thiện với tốc độ chóng mặt, cũng như các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư các nhà máy tại đây nên thu hút rất nhiều các chuyên gia nước ngoài về làm việc. Hiện nay trong khu công nghệ cao Hòa Lạc đã có trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao sẽ mang đến cho tổ chức, cá nhân phát triển các sản phẩm công nghệ cao với các điều kiện tốt nhất.
Hàng loạt các chuyên gia cán bộ trong các viện nghiên cứu của nhà nước và doanh nghiệp trong khu công nghệ cao như: Trung Tâm Vũ Trụ, đại học FPT, Viettel, FPT Software, Hanwha của Hàn Quốc, Nidec Nhật Bản, Nissan..
Phân khu đại học quốc gia đang dần hình thành và di rời toàn bộ các đại học, viện nghiên cứu của Đại học quốc gia Hà Nội về đây cùng với khu công nghệ cao tạo thành chuỗi liên kết liền mạch giúp sinh viên có cơ hội phát triển toàn diện cả lý thuyết và thực hành.
Về vốn đầu tư: Hàng loạt các dự án lớn với nguồn vốn “khủng” đổ về Hòa Lạc trong thời gian ngắn
Từ khi thành lập đến nay, Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã thu hút được 94 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 89.300 tỷ đồng. Trong đó có 51 dự án đang hoạt động với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 4 tỷ USD.
Hiện nay, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc có khoảng trên 22.000 người đang học tập và làm việc (khoảng gần 9.000 học sinh, sinh viên và khoảng 13.000 người lao động).
Đặc biệt, hiện nay đã có một số sản phẩm công nghệ cao tiêu biểu được phát triển, sản xuất tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc như: điện thoại thông minh 5G, thiết bị mạng 5G do Công ty Vinsmart hợp tác với Qualcomm sản xuất; Rada cảnh giới biển ứng dụng công nghệ 4G, 5G của Tập đoàn Viettel; Cấu kiện động cơ máy bay, các dụng cụ cắt gọt công nghệ cao trong công nghiệp hàng không…
Về chính sách : Chủ trương, chính sách của Nhà nước
Về phân khu công nghệ cao Hòa Lạc: Đầu tiên là sự quan tâm ưu ái của thủ tướng cho khu công nghệ cao được thể hiện qua việc; cứ 6 tháng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lại về thăm khu công nghệ cao một lần. Nhằm cập nhật và tháo gỡ các khó khăn để thúc đẩy cho khu công nghệ cao được hoàn thiện và phát triển nhanh nhất.
Đến cuối năm 2018 hạ tầng đã cơ bản xong. Bao gồm điện đường, trường học, trạm điện, trạm xử lý rác thải… Có được sự thu hút này là do khu Công nghệ cao Hòa Lạc được coi là dự án trọng điểm quốc gia. Với liên tiếp là những nghị định, thông tư, quyết định thu hút nhà đầu tư thể hiện sự quyết tâm xây dựng trung tâm công nghệ cao lớn nhất Việt Nam.
Về phân khu đại học quốc gia: Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 21/12/2017; về việc chuyển giao Dự án đầu tư xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc từ Bộ Xây dựng sang ĐHQGHN. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã có 3 buổi làm việc về dự án này. Trong đó hai lần làm việc trực tiếp với ĐHQGHN và một lần họp Thường trực Chính phủ. Đồng thời đã có kế hoạch ưu tiên bố trí vốn. Điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ đối với Dự án.
Về yếu tố tâm linh: Vùng đất Hòa Lạc – Sơn Tây – Ba Vì có phong thủy rất tốt.
Hòa Lạc nằm giữa với thế đất lưng tựa núi, mắt nhìn sông là thế đất phong thủy đẹp tuyệt vời, cùng với khí hậu trong lành sẽ tạo cho nơi đây có không khí cũng như vượng khí tốt cho những người sinh sống và làm việc tại đây. Một lợi thế nữa của đất Hòa Lạc là nền đất ổn định chắc chắn với nền đất đá ong nên việc san lấp cũng như xây dựng phần hạ tầng giảm đáng kể chi phí đầu tư.
Với đầy đủ các yếu tố thiên thời – địa lợi – nhân hòa, Hòa Lạc được lựa chọn là đô thị vệ tinh lớn nhất trong chuỗi 5 khu đô thị vệ tinh của Hà Nội. Với quy hoạch đồng bộ, chủ trương phát triển đúng đắn của chính phủ Hòa Lạc sẽ sớm trở thành thành phố thông minh lớn nhất cả nước và mang tầm cỡ quốc tế.
Nguồn: nhaphuc.com