Tảo xoắn, công dụng và cách dùng tảo xoắn

Tháng 7 7, 2022 - 18:10
Tháng 10 11, 2023 - 22:53
 0  11
Tảo xoắn, công dụng và cách dùng tảo xoắn

1. Tảo xoắn là gì? 

Một loài tảo – một “siêu thực phẩm” giàu protein
 
Tảo xoắn là một loài tảo xanh đơn bào cổ đại đã tồn tại trên trái đất kể từ khi bắt đầu xuất hiện sự sống. Nó được phân loại vào loài Arthrospira, tồn tại và phát triển trong môi trường kiềm ấm ở vùng khí hậu nơi ánh sáng mặt trời chiếu sáng quanh năm. Mặc dù nó đã được sử dụng như một nguồn thức ăn của con người trong nhiều thế kỷ trước, và giờ đây nó lại nổi lên trong top 10 “siêu thực phẩm” cho cuộc sống hiện đại ngày nay vì:
 
+ Nó là nguồn cung cấp protein thực vật cao nhất, tảo xoắn chứa khoảng 60% hàm lượng protein hoàn chỉnh.
+ Xu hướng hiện đại người dân đang lựa chọn để ăn ít đạm động vật, tảo nước ngọt này có thể là một lựa chọn ăn chay tuyệt vời để đáp ứng nhu cầu protein và axit amin cần thiết hằng ngày.
+ Ngoài protein, tảo xoắn cũng là một nguồn cung cấp nhiều dinh dưỡng thực vật khác: chất chống oxy hóa, vitamin thiết yếu và khoáng chất, một số trong đó bao gồm Phycocyanin, zeaxanthin, beta-carotene, GLA và sắt. 
 
Một loạt nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác dụng tích cực của Spirulina trên một loạt các bệnh khó chữa như bệnh ung thư, Epstein Barr, bệnh bạch cầu và HIV.

Tảo Xoắn và phân loại khoa học:

 
Tảo xoắn Spirulina trong tiếng Latin có nghĩa là "xoắn ốc" và, theo quan sát bằng kính hiển vi quang học spirulina có hình xoắn ốc hình sợi độc đáo. 
 
Tất cả tảo đã tồn tại trên trái đất hàng tỷ năm và là một trong những mô hình đầu tiên của sự sống trên hành tinh này. Trong thực tế, Spirulina là một trong những thức ăn đầu tiên đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của chuỗi thức ăn. Điều này là bởi vì khả năng chịu đựng nhiệt độ không khí cao.
Mặc dù nó thường được gọi là "tảo", nhưng thực sự nó được phân loại như một loại vi khuẩn gọi là vi khuẩn lam. Một số loài vi khuẩn lam, như spirulina và tảo xanh (AFA), có thể ăn được và có thể được sử dụng như nguồn thức ăn của con người, động vật có vú cũng như sinh vật thủy sinh.
 
Vi khuẩn lam là vi khuẩn có chất diệp lục rất phong phú và đa dạng, giống như tất cả các sinh vật tự dưỡng khác tảo xoắn có thể tự sản xuất thức ăn thông qua quá trình quang hợp. Về mặt cá thể, tảo xoắn có kích thước khá nhỏ, thường xuất hiện trong lớp màu xanh trên bề mặt của các hồ nước khác nhau hoặc các ao trồng tảo. Spirulina, hay còn gọi là Arthrospira (Arthrospira platensis và Arthrospiramaxima), mọc hoang ở một số các bộ phận của thế giới như Mexico và châu Phi, nhưng nó cũng được trồng trên quy mô lớn như một "cây lương thực" ở Mỹ (Hawaii) và Nhật Bản.

2. Lịch sử sử dụng tảo xoắn:

Cyanobacteria, cả Arthrospira platensis và loài Arthrospira, đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ chủ yếu ở Mexico, Trung Mỹ và châu Phi. 
 
Cho đến thế kỷ 16, tảo là một nguồn thực phẩm cho các dân tộc Aztec của Mexico. Họ gọi nó là "tecuitlatl" và được chế biến và sấy khô trong các loại bánh. 
 
Một trong những nguồn tảo xoắn lớn khác ở Hồ Chad - Trung Phi.Nó là và được gọi là "dihe", những bộ lạc châu Phi khác nhau đã sử dụng nó từ ki bắt đầu sinh sống xung quanh khu vực hồ. Theo truyền thống, họ rây nó từ mặt hồ và bảo quản nó bằng cách phơi nắng trên các tảng đá.

3. Phân loại tảo xoắn: 

- Tảo xoắn Spirulina maxima (trồng ở Mexico)
- Tảo xoắn Spirulina platensis (trồng ở California) 
- Tảo xoắn Nhật Bản: Spirulina Pacifica hay Hawaiian Spirulina. 

Lina Spina - sản phẩm tảo xoắn tiêu biểu của Nhật Bản

5. 7 đặc điểm nỗi bật của tảo xoắn Spirulina

- Giàu  protein, các acid amin trong tảo xoắn rất cân bằng và phong phú 55-70%
- Hàm lượng chất xơ 4-8%.
- Chứa diệp lục, carotenoid (β- carotene, zeaxanthin), phức hợp sắc tố thực vật Phycocyanin.
- Ngoài β- carotene phong phú, tảo xoắn còn cung cấp các vitamin nhóm B.
- Cung cấp các khoáng chất như sắt, canxi.
- Giàu Axit amin thiết yếu như Omega 6.
- Tỷ lệ hấp thu cao: 95% các thành phần trong tảo xoắn được hấp thu một cách dễ dàng qua đường tiêu hóa.

6. Công dụng của tảo xoắn Spirulina: 

- Tác dụng của tảo xoắn chống dị ứng: Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng uống 2 gram tảo xoắn một lần mỗi ngày trong 6 tháng làm giảm các triệu chứng dị ứng ở người lớn. Tảo xoắn chống lại các phản ứng dị ứng bằng cách ngăn chặn giải phóng histamin - chất tạo nên triệu chứng dị ứng: chẳng hạn như chảy nước mũi, chảy nước mắt, nổi mề đay, và sưng mô mềm.
 
- Bệnh tiểu đường: ở những người có bệnh tiểu đường, uống  1 gram tảo xoắn hai lần mỗi ngày sẽ làm giảm lượng đường trong máu.
 
- Hiệu suất tập thể dục: các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng uống 6 gram tảo xoắn mỗi ngày trong 4 tuần giúp các vận động viên tăng khả năng chạy nước rút (tăng sự dẻo dai của cơ bắp ở giai đoạn nước rút).
 
- Tác dụng của tảo xoắn giảm cholesterol: nghiên cứu cho thấy tảo xoắn làm giảm cholesterol ở những người có mức cholesterol bình thường hoặc tăng nhẹ. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng: tảo xoắn có khả năng làm giảm lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL hay cholesterol “xấu”), tăng lipoprotein tỷ trọng cao (HDL hay cholesterol  "tốt").
 
- Tảo xoắn với các triệu chứng mãn kinh sớm: sử dụng 1,6 gam tảo xoắn hàng ngày trong 8 tuần làm giảm lo âu và trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh. 
 
- Hỗ trợ miễn dịch: Một số nghiên cứu cho thấy tảo Spirulina làm tăng sản xuất kháng thể, các protein chống nhiễm trùng, và các tế bào lympho, bạch cầu để cải thiện khả năng miễn dịch và giúp tránh nhiễm trùng và các bệnh mãn tính như ung thư. 
 
- Tác dụng của tảo xoắn trong phòng chống suy dinh dưỡng: sử dụng tảo xoắn kết hợp với chế độ ăn hợp lý cho trẻ mang lại hiệu quả tăng cân ở hầu hết các trẻ suy dinh dưỡng. Tảo xoắn kết hợp với hạt kê, đậu nành và đậu phộng cho tác dụng chống suy dinh dưỡng rất tốt.
 
- Bổ sung Protein: thành phần của tảo xoắn chiếm 62% là amino acid, do đó tảo xoắn là một nguồn giàu protein và chất dinh dưỡng khác, tảo xoắn được sử dụng như là một chất bổ sung dinh dưỡng. 
 
- Bệnh liên quan đến kháng sinh: Mặc dù thuốc kháng sinh tiêu diệt các sinh vật không mong muốn trong cơ thể, nhưng mặt khác chúng cũng có thể giết chết vi khuẩn "tốt" được gọi là men vi sinh sống, chẳng hạn như Lactobacillus acidophilus. Điều này có thể gây tiêu chảy. Trong ống nghiệm, spirulina đã thúc đẩy sự tăng trưởng của L. acidophilus và men vi sinh khác. Qua đó có thể thấy rằng tảo xoắn có khả năng điều chỉnh sự cân bằng đường ruột, phòng ngừa tiêu chảy và táo bón,…
 
- Tác dụng chống nhiễm trùng: Các nghiên cứu trên ống nghiệm chỉ ra rằng tảo xoắn có hoạt tính chống herpes, cúm và HIV. Nhưng các nhà nghiên cứu chưa biết liệu nó có thực sự hiệu quả trên con người hay không, điều này sẽ được các nhà khoa học nghiên cứu thêm trong thời gian tới.
 
- Tác dụng giảm cân: tảo xoắn có tác dụng khá yếu trong kiểm soát vấn đề về cân nặng.
 
- Ngộ độc asen: Nghiên cứu cho thấy rằng uống kết hợp tảo xoắn và kẽm hai lần mỗi ngày trong 12 tuần làm giảm nồng độ thạch tín(asen) và ảnh hưởng của thạch tín trên da ở những người sống trong khu vực nhiễm asen trong nước uống.
 
- Thiếu chú ý, rối loạn tăng động (ADHD):  sự kết hợp của lá tảo xoắn, hoa mẫu đơn, sâm ấn độ, rau má ta, rau sam, và húng chanh làm cải thiện bệnh  ADHD(rối loạn tăng động).
 
- Chống mệt mỏi:  nghiên cứu cho thấy rằng uống 1 gam tảo xoắn 3 lần/ngày, giúp cải thiện sự mệt mỏi ở người lớn có hội chứng mệt mỏi mãn tính.
 
- Ung thư miệng: Trong một nghiên cứu đối chứng giả dược, uống spirulina dường như để giảm tổn thương tiền ung thư một gọi là leukoplasia ở những người nhai thuốc lá. Các tổn thương có nhiều khả năng thuyên giảm trong nhóm sử dụng tảo xoắn spirulina so với nhóm dùng giả dược. 
 
- Rối loạn gan: Bằng chứng sơ bộ cho thấy tảo Spirulina có thể giúp bảo vệ chống lại các tổn thương gan và xơ gan (suy gan) ở những người bị viêm gan mãn tính. 
 
- Bệnh về Mắt như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể: Spirulina chứa zeaxantuin nồng độ cao, một chất dinh dưỡng quan trọng liên quan đến sức khỏe của mắt. Do vậy, tảo xoắn Spirulina có thể giúp giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác.
 
- Là nguồn cung cấp protein, vitamin B12 và các khoáng chất.

Các nghiên cứu đã cho thấy tảo xoắn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe 

7. Cách dùng tảo xoắn:

- Trẻ em dưới 18 tháng tuổi: mặc dù tảo xoắn đã được dùng rất nhiều ở trẻ em độ tuổi này (thông thường từ 1-2g) nhưng vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào về liều dùng ở trẻ em dưới 18 tháng tuổi. Hãy hỏi ý kiến nhà cung cấp hoặc bác sĩ, dược sĩ nếu bạn có ý định sử dụng tảo xoắn cho trẻ em dưới 18 tháng tuổi. 
 
- Trẻ em trên 18 tháng: tùy vào mục đích sử dụng mà có liều lượng khác nhau. Thông thười từ 2-4 gam/ ngày
 
- Người lớn: tùy vào mục đích của người dùng mà liều lượng sử dụng khác nhau. Thông thường từ 4 – 6 gam cho một ngày. 

8. Ý kiến của các chuyên gia về tảo xoắn:

Tảo xoắn được cho là có mặt trên trái đất từ cách đây hơn 3 tỷ năm, sự đa dạng của tảo xoắn là vô cùng phong phú, và trong tương lai tảo xoắn có thể đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong vấn đề suy dinh dưỡng. Liên quan đến vấn đề chống ung thư, hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học tiên tiến nào để chứng minh; nhưng thành phần phong phú đa dạng, tảo xoắn cung cấp các chất làm tăng cường và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật và các nhiễm trùng khác. Bởi vậy, Tảo xoắn là một sản phẩm giải độc tuyệt vời, tạo cho cơ thể một hàng rào tự nhiên chống lại phóng xạ và các kim loại nặng độc hại cho cơ thể.

9. Thận trọng, chú ý đặc biệt khi dùng tảo xoắn:

- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Mặc dù đã được dùng khá nhiều trên phụ nữ có thai và cho con bú nhưng  hiện chưa có nghiên cứu nào về việc sử dụng tảo đối tượng này.  Nên thận trọng trong việc dùng tảo xoắn cho phụ nữ có thai và cho con bú, hoặc hỏi ý kiến các chuyên gia, bác sĩ hoặc dược sĩ.
 
- Các bệnh tự miễn: như bệnh đa xơ cứng (MS), lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp (RA) có thể gây ra hệ thống miễn dịch trở nên năng động hơn, và điều này có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh tự miễn dịch. Nếu bạn có bệnh này, tốt nhất bạn nên tránh sử dụng tảo xoắn.

10. Tác dụng phụ của tảo xoắn:

Tảo xoắn  AN TOÀN cho hầu hết mọi người. Nhưng những sản phẩm tảo xoắn không rõ nguồn gốc được trồng ở những nơi bị ô nhiễm các chất gây tổn hại gan như microcystins,  các kim loại nặng, các vi khuẩn độc hại. Trẻ em nhạy cảm hơn với các sản phẩm bị ô nhiễm hơn người lớn. Tảo xoắn đã bị nhiễm bẩn có thể gây tổn thương gan, đau bao tử, buồn nôn, nôn mửa, yếu cơ, khát nước, nhanh nhịp tim, sốc. 
Do vậy bạn không nên mua những sản phẩm tảo xoắn trôi nỗi trên thị trường. Bạn chỉ nên mua tảo xoắn tại các cở sở kinh doanh có uy tín, mua những sản phẩm đã được bộ y tế cấp phép.
Nguồn: nhathuocviet.vn