Top 10 điểm đến cho dịp du xuân đầu năm 2023 gần Hà Nội
Sau những ngày Tết cổ truyền là dịp người dân có những chuyến du xuân, đi lễ cầu mong cho một năm may mắn, nhiều tài lộc.
Du xuân là phong tuc không thể bỏ qua vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, trong đó đi chùa đầu năm là hoạt động quan trọng trở thành một nét đẹp văn hóa được gìn giữ và lưu truyền từ bao đời nay. Top 10 địa điểm lý tưởng cho dịp du xuân đầu năm gần Hà Nội:
Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ, địa điểm du xuân có một vị trí rất đặc biệt – nằm ngay trên một đảo nhỏ nhô ra giữa hồ Tây. Phủ Tây Hồ cách trung tâm Hà Nội tầm 4km hướng về phía Tây. Phủ Tây Hồ gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Ở đây thờ Chúa Liễu Hạnh một trong tứ bất tử của hệ thống điện thần. Phủ Tây Hồ là một trong những địa điểm có tiếng bao đời nay là do người dân tin rằng khi đến đây thì sẽ được xá tội. ban phúc, giải ách. Không chỉ vậy thì ngoài việc đi lễ, mọi người còn được thưởng ngoạn cảnh đẹp của phủ, của hồ Tây, hít thở không khí trong lành, đặc biệt là khi tới Phủ Tây Hồ vào thời điểm sáng sớm. Vào dịp tết thì nơi đây thường rất đông, thậm chí còn có nhiều người không thể chen chân và quay về. Thời điểm đông nhất vào khoảng 10h-16h hàng ngày.
Đền Ngọc Sơn
Nhắc đến những địa điểm du xuân gần Hà Nội không thể bỏ qua đền Ngọc Sơn – ngôi đền nằm ngay trên hồ Hoàn Kiếm nổi tiếng ở khu vực trung tâm phồn thịnh nhất Hà Nội. Đền Ngọc Sơn có niên đại tầm thế kỷ XIX thờ thần Văn Xương – Thần chủ quản văn chương thi cử cùng với vị Đức đại vương Trần Hưng Đạo. Đền Ngọc Sơn bao gồm một quần thể di tích kiến trúc là Tháp Bút đề ba chữ “Tả Thanh Thiên”, Đài Nghiên, cầu Thê Húc, Đắc Nguyệt lâu, Đền Thờ và Trấn Ba Đình ở phía Nam. Trong khu vực đền thờ thì ngoài 2 vị thánh trên còn có Quan Vân Trường, Lã Động Tân và Phật A Di Đà.
Vào dịp Tết nguyên đánn và đầu xuân thì lượng người đổ về trung tâm thành phố vui chơi là rất nhiều, nhiều người sẽ kết hợp luôn cả việc đi đền lễ bái đầu năm và ngắm cảnh hồ. Mọi người đến Đền Ngọc Sơn để cầu tài, cầu lộc, cầu may. Và đặc biệt hơn cả là cầu học hành, con đường thi đỗ đạt và sự nghiệp học hành có nhiều thành công, thành tựu.
Chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội
Chùa Hương (hay còn gọi là Hương Sơn) thuộc Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thủ đô Hà Nội. Cách trung tâm Nội khoảng 47km. Đến với chùa Hương, du khách sẽ được biết đến như một quần thể hang động mang đậm màu sắc, tín ngưỡng tôn giáo dân gian và phảng phất nét văn hóa phồn thực. Lễ hội chùa Hương diễn ra trong khoảng thời gian dài từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch đầu năm. Không chỉ được biết đến như một lễ hội du xuân thông thường của vùng đất “linh sơn phúc đại”, mà lễ hội chùa Hương còn mang đậm nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của Bắc Bộ.
Phần hội là nét giao thoa giữa văn hóa dân tộc độc đáo với vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân vốn có. Phần nghi lễ thể hiện đậm nét tín ngưỡng thờ cúng của một tổng thể tôn giáo Việt Nam (bao gồm cả Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo). Trong chuyến trẩy hội chùa Hương du khách thập phương thường đi đò xuôi dòng suối Yến thơ mộng, ngắm nhìn cảnh núi non trùng điệp với sắc xuân ngập tràn trong từng tán cây, ngọn cỏ du khách sẽ cảm nhận được không gian thanh bình của miền đất Phật.
Ngoài cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, lý do khiến chùa Hương trở thành điểm hành hương nổi tiếng là bởi tương truyền, đây là nơi Quan Thế Âm Bồ Tát đã ứng hiện tu hành.
Bái Đính – Tràng An, Ninh Bình
Chùa Bái Đính thuộc huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình cách trung tâm Hà Nộ chừng 100k đi khoảng 1h45p. Bái Đính – Tràng An Ninh Bình là hai trong các địa điểm thuộc Quần thể Danh thắng Tràng An- Di sản Văn hóa và Thiên nhên thế giới được Unesco công nhận năm 2014 Trong đó, Tràng An với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi của trái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động, hồ đầm.
Chùa Bái Đính nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Bái Đính - Tràng An. Quần thể chùa Bái Đính được xây dựng từ năm 2003, có diện tích được xác lập là rộng nhất Việt Nam với 539ha, được bao bọc xung quanh là những vòng cung núi đá vôi kỳ vĩ. Chùa Bái Đính gắn liền với nhiều giai thoại và huyền thoại về một vị thiền sư danh tiếng của nước Nam: Lý triều quốc sư Nguyễn Minh Không, Ngài chính là người đã đặt nền móng, xây dựng tượng Phật và khai mở miền đất Phật ở nơi đây.
Chùa Bái Đính được ghi nhận với nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam như: ngôi chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, ngôi chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam đồng thời có hành lang La Hán dài nhất châu Á, ngôi chùa có tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á. Chùa Bái Đính là một trong những điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách mỗi dịp đầu xuân. Nơi đây luôn chào đón hàng vạn du khách đến tham quan và chiêm bái mỗi năm.
Tràng An với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi của trái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng hang động, hồ đầm. Nơi đây là nơi có cảnh đẹp bậc nhất Việt Nam. Bạn có thể đến đây và đi thuyền khám phá tất cả những gì nơi đây được ban tặng. Tràng An được ví như một bức tranh được vẽ ra, mà không hề có thực.
Đến với Bái Đính – Tràng An Ninh Bình vào những ngày đầu xuân du khách sẽ được thấy khung cản nhộn nhịp những ngày lễ Tết còn có cơ hội tham gia vào các ngày lễ hội truyền thống tại vùng đất này.
Đỉnh thiêng Yên Tử, Quảng Ninh
Chùa Yên Tử ở Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh, cách trung tâm Hà Nội khoảng 134km đi chừng 2h30p. Chùa Yên Tử nằm trên ngọn núi Yên Tử, độ cao 1.068 m, dưới thời vua Trần Nhân Tông, khoảng thế kỷ XIII, nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo của Việt Nam do vua Trần Nhân Tông sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm Yên, với pháp danh là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.
Đỉnh thiêng Yên Tử xưa nay vẫn luôn nổi tiếng là một trong những khu du lịch tâm linh đẹp và nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Nơi đây không chỉ sở hữu quần thể chùa chiền rộng lớn, linh thiêng. Mà còn khiến du khách phải mê đắm bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Chính vì vậy tọa độ này thu hút hàng nghìn du khách thập phương lại tìm về mỗi năm, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên Đán.
Mặc dù có thể tham quan Yên Tử bất cứ lúc nào trong năm. Thế nhưng khoảng thời gian lý tưởng nhất để khám phá nơi đây là từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hằng năm. Đây là lúc tại Yên Tử diễn ra những lễ hội cực kỳ đặc sắc, thu hút hàng vạn du khách từ khắp mọi miền Tổ quốc đổ về tham quan, lễ bái.
Lễ hội Bà Chúa Kho
Đền Bà Chúa Kho ở núi Kho đường Bà Chúa Kho, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 42km đi chừng 1h. Đền Bà Chúa Kho là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng được tất cả người dân trong nước cũng như quốc tế biết đến. Là nơi thờ một vị Thánh Nhân có công lớn cho đất nước từ thời phong kiến nhà Lý - Linh Từ Quốc Chế - một người phụ nữ xinh đẹp, thông minh, có công chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng nương làng Quả Cảm (Bắc Ninh). Bà cũng là người giúp vua Lý tổ chức sản xuất, tích trữ và trông nom kho lương thực tại núi Kho.
Hàng năm vào ngày 12/1 âm lịch được ghi lại trong lịch sổ sách là ngày mất của Bà Chúa Kho và lễ hội Đền Bà Chúa Kho cũng được tổ chức vào ngày này coi như là hình thức cúng giỗ cho Bà. Ngày này toàn bộ Ban Quản lý Đền Bà Chúa Kho cùng người dân cả nước đổ về đây cùng nhau tổ chức một ngày hội đúng nghĩa.
Lễ hội Đền Bà Chúa Kho được tổ chức trong không khí nghiêm trang và luôn giữ được những giá trị văn hóa vỗn có của nó. Những người làm nghề buôn bán thường chuẩn bị những mâm lễ lớn để dâng lên Bà Chúa Kho để xin một năm mới ăn nên làm ra, phát tài phát lộc. Không ít trong số đó còn chuẩn bị những sớ, lễ cầu kỳ để làm nghi thức “vay vốn” Bà Chúa Kho.Thường thì mọi người hay đi du xuân đầu năm và tiện thể đi lễ luôn nên cả tháng riêng sẽ rất đông đúc.
Đền Trần, Nam Định
Tọa lạc trên đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định cách Hà Nội khoảng 88km đi chừng 1h30p. Đền Trần là ngôi Đền thờ 14 vị vua nhà Trần cùng gia quyến và các quan lại có công phù tá. Nơi đây nổi tiếng với Lễ dâng hương khai ấn Đền Trần đầu xuân, năm nào cũng chật cứng du khách về xin ấn ngày Rằm tháng Giêng. Nhiều người tin rằng, có Ấn đền Trần sẽ được thăng tiến, thành đạt trong sự nghiệp.
Tương truyền, Ấn chỉ linh thiêng khi được lấy đúng vào 23 - 24h của ngày 14 tháng Giêng. Vì vậy, hàng vạn, hàng triệu người khắp nơi đổ về Đền Trần chen chúc, xô đẩy nhau cũng chỉ mong xin được Ấn vào thời khắc thiêng liêng ấy. Để xin được Ấn vua ban lúc nửa đêm, người dân phải xếp hàng, xin thẻ từ trước đó rất lâu.
Theo đó, lễ hội đền Trần sẽ được bắt đầu từ ngày 11 đến 16 tháng Giêng âm lịch với rất nhiều hoạt động văn hóa truyền thống độc đáo như: Rước kiệu Ngọc Lộ, rước nước, tế cá, múa lân, biểu diễn võ thuật…
Chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc – Hà Nam nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách thành phố Hà Nội khoảng 70km, cách chùa Bái Đính (Ninh Bình) khoảng 30km, cách chùa Hương (Hà Nội) khoảng 4,5km, được xem như là ngôi chùa lớn nhất thế giới tính đến hiện tại, nằm trong quần thể khu du lịch Tam Chúc thơ mộng, trữ tình. Chùa Tam Chúc là một trong những điểm du xuân đầu năm được yêu thích nhất trong thời gian gần đây.
Được ví như là “vịnh Hạ Long’ trên cạn, quần thể khu du lịch Tam Chúc trở thành điểm đến được rất nhiều người săn lùng. Quần thể chùa Tam Chúc được khánh thành giai đoạn 1 vào tháng 5/2019 và hiện tại vẫn đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện. Dự kiến sau khi ngôi chùa này hoàn thành sẽ trở thành ngôi chùa lớn nhất thế giới.
Những ngày đầu xuân, hàng vạn du khách đã về vãn cảnh, tham quan kết hợp đi lễ đầu năm tại ngôi chùa lớn nhất thế giới này. Cảnh quan ở khu du lịch Tam Chúc rất độc đáo, đa dạng mà không phải nơi nào cũng có được. Từ chính điện chùa nhìn ra là hồ nước bao la bát ngát. Trong lòng hồ có sáu quả núi như những chiếc chuông và bảy ngọn núi cao tương ứng với bảy vì sao sáng. Chắc chắn, khi hoàn thiện chùa Tam Chúc sẽ thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan và đi lễ đầu năm.
Côn Sơn – Kiếp Bạc, Hải Dương
Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương cách thành phố Hà Nội chừng hơn 70km di chuyển khoảng 1h30p. Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là trung tâm văn hóa, tôn giáo - tín ngưỡng lớn ở khu vực đông bắc châu thổ Bắc Bộ. Trải qua trên 700 lịch sử, tại khu di tích này, các lễ hội truyền thống gắn với khu di tích vẫn được duy trì, có sức thu hút đặt biệt, trở thành nhân tố không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tâm linh của cộng đồng.
Hàng năm, hội Côn Sơn (gắn với Trúc Lâm đệ tam Tổ - Huyền Quang) được bắt đầu từ rằm tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng Giêng... Lễ hội đền Kiếp Bạc (gắn với ngày giỗ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn) được tổ chức từ ngày 16 tháng 8 và kết thúc vào ngày 20 tháng 8 (Âm lịch) hàng năm... Ngoài ra, trong khu vực di tích còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật của nhiều thời kỳ lịch sử, có giá trị độc đáo.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của khu di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Côn Sơn - Kiếp Bạc là di tích quốc gia đặc biệt vào ngày 10/5/2012. Đặc biệt năm nay các hoạt động chính của Lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc sẽ diễn ra từ ngày 4/2-13/2/2023 (tức 14 -23 tháng giêng âm lịch). Trong đó điểm nhấn là lễ khai hội vào ngày 6/2 (tức 16 tháng giêng), lễ tế trên núi Ngũ Nhạc, lễ giỗ Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả.
Đền Hùng, Phú Thọ
Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ cách thành phố Hà Nội 90km đi chừng 1h30p. Từ Hà Nội, du khách có thể đến Đền Hùng bằng đường bộ theo quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Đền Hùng là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam, nơi đây vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Toàn bộ Khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ. Đền Hùng vừa là thắng cảnh đẹp, vừa là một di tích lịch sử - văn hóa thích hợp là địa điểm du xuân đầu năm. Đặc biệt quan trọng đối với người Việt Nam. Về với Đền Hùng là về với cội nguồn dân tộc, để tự hào về dòng giống tiên rồng đang chảy trong huyết mạch của mỗi người dân Việt Nam!
Lễ hội chính của Đền Hùng là ngày 10/3 Âm lịch nhưng người dân đã đi lễ từ những ngày đầu năm mới. Nơi đây là cội nguồn của dân tộc Việt, là nơi các vua Hùng dựng nước.
Người dân đi lễ chùa không đơn thuần chỉ là cầu may, cầu lộc mà còn để du ngoạn, bỏ lại những bộn bề cuộc sống ở phía sau để tận hưởng nơi tĩnh mịch, linh thiêng trong tiết trời mùa xuân.
Nguồn: Sưu tầm