10 vấn đề sinh viên thường gặp phải trong thời gian học đại học
1. Học tập
Vấn đề:
Học đại học rất khác so với trung học, đại học là thách thức về mặt lý thuyết. Nhiều sinh viên học hết 15 học kỳ tín chỉ, trong khi các học sinh khác cố gắng nhồi nhét lên đến 18 hoặc thậm chí là 21 tín chỉ. Một số sinh viên đợi kết thúc học kỳ mới học để thi, và thức đêm thức hôm để nhhồi nhét kiến thức.
Giải pháp:
Biết giới hạn của bản thân. Mục đích của trường đại học là để học tập và nghiên cứu, điều đó không có nghĩa tất cả thời gian đều phải học. Điều quan trọng là phải sắp xếp thời gian lên kế hoạch hợp lý để học tập, giải trí và nghỉ ngơi, giữ cho tâm trí của bạn thoải mái.
2. Tiền
Vấn đề:
Học phí ngày càng tăng cao. Thêm vào đó là chi phí ăn uống, vật tư, giao thông và sách giáo khoa,… Sinh viên đã bỏ học vì họ không đủ khả năng chi trả. Những người khác buộc phải làm công việc bán thời gian để kiếm sống.
Giải pháp:
Hầu như các trường đại học đều có các khoảng vay cho sinh viên với mức lãi thấp. Tuy nhiên, nhiều sinh viên không biết cách thức hoạt động và số năm để trả hết nợ. Nếu bạn đang đi học, hãy nghĩ về việc chuyển đến một nơi ở và làm việc mới gần trường học. Ngoài ra, tạo ra một ngân sách cho các chuyến đi mua sắm, ăn uống và biết tiết kiệm tiền.
3. Làm việc khi đang đi học
Vấn đề:
Để có đủ tiền học phí đại học, nhiều sinh viên buộc phải tìm việc làm thêm. Nhiều sinh viên cố gắng nhồi nhét tất cả các hoạt động này vào một ngày và không ngủ đủ giấc. Không nghỉ ngơi thích hợp, học sinh dễ bị ảnh hưởng kết quả học tập và sức khỏe.
Giải pháp:
Xem xét việc gì là quan trọng. Làm thêm không xấu, miễn đừng ảnh hưởng đến việc học. Bạn cần cân bằng giữa học và làm, tìm sự giúp đỡ từ gia đình.
4. Nhớ nhà
Vấn đề:
Khi bước vào cuộc sống sinh viên ở nơi xa lạ, hầu hết sinh viên nào cũng phải đối phó với cảm giác nhớ nhà đặc biệt là đối với những người ở rất xa nhà và trong năm đầu tiên đi học. Mọi thứ xa lạ khiến bạn không biết thích nghi từ đâu, từ chỗ nào.
Giải pháp:
Nếu nhà bạn không quá xa nơi học, bạn có thể về nhà sau 1 2 tháng. Hoặc hãy liên lạc về nhà hàng ngày để lắp đầy cảm giác trống trải và nhớ nhà.
5. Trầm cảm
Vấn đề:
Mọi vấn đề trong danh sách này có thể làm sinh viên trầm cảm. Một số bạn sẽ tìm đến tiệc tùng, và những người khác có thể cảm thấy chán nản.
Giải pháp:
Nếu căng thẳng và trầm cảm là một vấn đề, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân hoặc giảng viên. Nhiều trường đại học có chương trình tư vấn miễn phí cho sinh viên. Các cố vấn được huấn luyện để lắng nghe và giúp học sinh trở lại đúng hướng.
6. Sức khỏe yếu
Vấn đề:
Căng thẳng cao và thiếu ngủ có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe đại học. Sống trong các khu vực thiếu vệ sinh cũng gây ra những rủi ro về sức khỏe.
Giải pháp:
Ăn uống lành mạnh, vệ sinh. Hãy tận hưởng một đêm ngon giấc. Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ và giữ bản thân sạch sẽ.
7. Bạn bè/ Bạn cùng phòng
Vấn đề:
Bạn bè và bạn cùng phòng rất quan trọng cho mối quan hệ. Tuy nhiên, xung đột có thể nảy sinh, ở chung với nhau là một thử thách trong thời gian đại học khó khăn.
Giải pháp:
Dành chút thời gian cho bản thân. Nếu xung đột phát sinh và bạn cần trợ giúp, hãy giải quyết bằng lời lẽ trong êm đẹp.
8. Tiệc tùng
Vấn đề:
Tiệc tùng không phải là một vấn đề. Không ai cấm bạn vui vẻ bên bạn bè cả. Tuy nhiên, hậu bữa tiệc mới chính là vấn đề. Rượu bia có thể dẫn đến say sỉn và những hành động nguy hiểm, quan hệ tình dục mà không dùng các biện pháp phòng ngừa cần thiết có thể lây lan bệnh.
Giải pháp:
Tìm hiểu giới hạn của bạn. Về nhà nếu bạn không thể uống nhiều và mất nhận thức. Hãy chắc chắn đã ăn và uống đủ nước khi uống rượu. Mang theo bao cao su khi bạn đi dự tiệc.
9. Mối quan hệ tình cảm
Vấn đề:
Mối quan hệ là tốt, nhưng chúng có thể có 2 mặt. Sự bất đồng giữa các cặp đôi có thể khiến bạn stress và suy sụp. Chia tay thậm chí có thể khiến một số sinh viên trầm cảm hơn.
Giải pháp:
Rất khó để đưa ra giải pháp cho mối quan hệ của bạn. Từng trường hợp khác nhau có cách giải quyết khác nhau. Hãy hòa giải, nhưng nếu chia tay, hãy nhờ tư vấn của bạn bè hoặc người thân.
10. Chọn chuyên ngành
Vấn đề:
Lựa chọn nghề nghiệp là một quyết định quan trọng và sẽ ảnh hưởng suốt cuộc đời bạn. Một số sinh viên phải lệ thuộc vào quyết định của ba mẹ để rồi dỡ dang trong thời gian học.
Giải pháp:
Chuyên ngành đại học là quan trọng, nó không hẳn sẽ quyết định lương và nghề nghiệp trong tương lai. Hãy chọn gì gì đó mà bạn thích bởi chính bạn mới là người học. Không những thế, hãy tập trung vào việc đạt được kiến thức và kỹ năng sống.
Đây chỉ là mười trong những thách thức lớn mà sinh viên đại học phải đối mặt. Có phải tất cả ai học đại học phải đối mặt với những vấn đề này không? Có lẽ tám trong mười người sẽ nói điều đó.
Nguồn: education