Thị trường gọi xe công nghệ "cạnh tranh khốc liệt"

Thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam từ 2018 trở nên sôi động với nhiều cái tên như Go-Viet, be, FastGo, Vato, Aber, MyGo, MLV, Go-ixe, Xelo...

Tháng 10 4, 2022 - 22:44
Tháng sáu 12, 2023 - 23:44
 0  18
Thị trường gọi xe công nghệ "cạnh tranh khốc liệt"

       Sau khi Grab gia nhập thị trường Việt Nam năm 2014 và thâu tóm Uber vào 2018 thì thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam từ 2018 trở nên sôi động với nhiều cái tên như Go-Viet, be, FastGo, Vato, Aber, MyGo, MLV, Go-ixe, Xelo... Tuy nhiên, sau hai năm, nhiều cái tên trong số này đã trở nên mờ nhạt, thậm chí không còn xuất hiện đường phố… Đến nay bộ 3 công ty gọi xe đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam chỉ còn Grab, GoViet và Be.

Cạnh tranh khốc liệt

ng dụng gọi xe VATO (tên ban đầu là VIVU) ra mắt vào tháng 4/2018 và được Công ty Vận tải xe khách Phương Trang đầu tư 100 triệu USD (tương đương 2.200 tỷ đồng) để đầu tư và phát triển. Dịch vụ của VATO được quảng cáo bao gồm hai bánh, bốn bánh, giao hàng, mua vé xe và giao đồ ăn (VATO Food). Có lợi thế bởi đội taxi Future trước đó cũng như nguồn khách tiềm năng từ hàng nghìn chuyến xe liên tỉnh mỗi ngày, nhưng VATO của Phương Trang đến nay vẫn khá mờ nhạt, chỉ hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh.

Với lợi thế là người tiên phong trên thị trường khi hoạt động được 5 năm tại Việt Nam cùng nguồn vốn hùng hậu, Grab đang tạm nắm giữ vị trí đầu bảng. Hiện nay, ngoài mảng vận chuyển, Grab đã đi được một quãng đường rất xa trên hành trình trở thành một siêu ứng dụng.

Go-Viet, con đẻ của kỳ lân Go-Jek (Indonesia), mặc dù phát triển mạnh mảng giao đồ ăn, nhưng phần gọi xe lại yếu thế khi chưa có giấy phép xe bốn bánh và vẫn chỉ có một phương thức thanh toán là tiền mặt. Với sự đầu tư mới nhất từ Facebook và Paypal, Go-Viet đang tham vọng lấn sân mảng tài chính. Đây là đích ngắm của các hãng gọi xe công nghệ khi đã có thị phần nhất định. Tuy nhiên hiện tại, theo báo cáo của ABI Research, Go-Viet vẫn chỉ đứng thứ ba thị trường, xếp sau một doanh nghiệp nội địa 100%, đó là beGroup với ứng dụng “Be”.

Lăn bánh vào tháng 12/2018, đến nay Be gần như hoàn chỉnh được một ứng dụng gọi xe với hai bánh, bốn bánh, giao hàng, đi chợ hộ, đi tỉnh hai chiều, thuê theo giờ, đặt hộ chuyến xe… Tuy nhiên, hiện tại nguồn vốn đổ vào ứng dụng Be vẫn là một ẩn số với giới đầu tư. Nhìn vào ứng dụng Be có thể thấy những sản phẩm mới, tính năng mới được tung ra một cách liên tục. Dân công nghệ đã từng bất ngờ khi thấy Be tung tính năng gọi điện qua app miễn phí trước cả Grab và gần đây nhất là tính năng đặt hộ chuyến xe cho người thân.

Một chuyên gia trong ngành nhận định, Grab không phải không làm được tính năng này, nhưng họ muốn mọi người phải cài ứng dụng để có thể sử dụng dịch vụ của Grab. Trong khi đó, Be với đội ngũ nhân sự thuần Việt, chủ trương ứng dụng của mình được sử dụng bởi tất cả người Việt dù là trực tiếp hay gián tiếp. Chỉ sau một năm ra mắt, Be cũng đã bắt kịp các tính năng mà đối thủ phải mất mấy năm để nghiên cứu và phát triển. Về xu hướng thanh toán, Be sẽ liên kết thêm với ví MOMO, sau khi đã kết hợp với Smartpay. Trong khi đó, sau gần 2 năm xuất hiện, GoViet vẫn duy trì hoạt động trên ba lĩnh vực là gọi xe (GoBike), giao hàng (GoSend) và đặt đồ ăn (GoFood) với hơn 150.000 đối tác tài xế và 80.000 nhà hàng, phần lớn trong số đó là các cửa hàng siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Tuy nhiên dù phát triển mạnh mảng giao đồ ăn, nhưng phần gọi xe lại yếu thế khi chưa có giấy phép xe bốn bánh và vẫn chỉ có một phương thức thanh toán là tiền mặt.

Tháng 6/2018, FastGo (thương hiệu từ Tập đoàn NextTech) ra đời sau 3 năm thai nghén. Với lợi thế nền tảng công nghệ và mạng lưới đối tác doanh nghiệp, người dùng có sẵn của hệ sinh thái NextTech, FastGo khi đó được kỳ vọng sẽ là ứng viên nội địa sáng giá có thể cạnh tranh với Grab khi Uber rút khỏi thị trường. Tuy nhiên, sau tròn 2 năm ra mắt, ứng dụng này mới chỉ có được xấp xỉ 1% thị phần gọi xe công nghệ.

Bên cạnh đó, hàng loạt ứng dụng đã thất bại trong cuộc chạy đua xe công nghệ như Aber, MLV, T.NET, Go-ixe, Xelo…

Thay đổi để bắt kịp xu thế

Sau dịch bệnh, Be không chỉ tung ra các tính năng mới cho mảng gọi xe như đặt hộ chuyến, thay đổi/thêm điểm đến… mà còn tích cực tung ra các gói hội viên và nâng cấp mảng khách hàng thân thiết. Đây chính là dấu hiệu cho thấy việc đầu tư vào miếng bánh sản phẩm tài chính trong một tương lai gần.

Trước cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường, GoViet vừa công bố sẽ hợp nhất ứng dụng và thương hiệu với Gojek để trở thành Gojek Việt Nam. GoViet với sứ mệnh ban đầu là địa phương hóa dịch vụ gọi xe của tập đoàn Gojek nên mới đặt tên và lấy màu đỏ làm chủ đạo. Tuy nhiên, với việc thay đổi chính sách, hợp nhất tất cả các thương hiệu ở các nước lại về chung một cái tên Gojek, tất cả dịch vụ cũng sẽ gộp chung lại một app, giống như Grab đã làm trước đây. Nghĩa là người dùng Việt Nam giờ sang Singapore, Thái Lan cũng mở app Gojek là có thể gọi được xe.

Bên cạnh đó, Grab vẫn đang định hướng phát triển hệ sinh thái “siêu ứng dụng” để thông qua Grab người dùng có thể giải quyết được mọi nhu cầu hằng ngày, từ gọi xe cho đến đi siêu thị trực tiếp trên ứng dụng hoặc thanh toán tiền điện, nước một cách nhanh chóng qua ví điện tử của mình.

Với sự thay đổi này, nhiều người dùng kỳ vọng thị trường xe công nghệ Việt Nam sẽ tăng thêm động lực cạnh tranh, thúc đầy các doanh nghiệp hoàn thiện cơ cấu, tăng cường khuyến mãi và mang đến những trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng.

Top 7 ứng dụng gọi xe công nghệ phổ biến nhất hiện nay

1. GRAB

Grab là ứng dụng đặt xe tiện lợi được yêu chuộng nhất Đông Nam Á với mục đích mang đến cho người dùng các dịch vụ vận chuyển nhanh chóng, bằng cách kết nối hơn 10 triệu hành khách với 185,000 tài xế trong khắp khu vực. Ứng dụng của Grab cung cấp 5 loại hình dịch vụ vận chuyển bao gồm taxi, xe hơi riêng, xe ôm và giao hàng trên khắp Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam và Indonesia.

2. GO-Viet

GO-Viet là một ứng dụng gọi xe công nghệ với các tính năng tưng tự như các ứng dụng khác (Grab,Uber,Vato...) với chức năng chính là gọi xe, giao hàng, giao thức ăn và tích hợp chức năng thanh toán trực tuyến. GO-Viet là dịch vụ gọi xe công nghệ được công ty GO-JEK đầu tư và hậu thuẫn phía sau.

3. Be

Be là ứng dụng gọi xe công nghệ đươc phát triển bởi Công ty cổ phần Be GROUP, startup công nghệ Việt Nam, khởi nghiệp trong lĩnh vực Vận tải công nghệ. Hai dịch vụ chính mà ứng dụng gọi xe be cung cấp là BeBike (dịch vụ đặt xe 2 bánh) và beCar (dịch vụ đặt xe 4 bánh). Các sản phẩm của Be GROUP mang đến giải pháp liên kết các dịch vụ và hỗ trợ giao dịch, đơn giản hóa những phức tạp trong cuộc sống thường ngày, với mong muốn trở thành cầu nối giữa mọi khách hàng và người cung cấp dịch vụ. Trong thời gian tới, Be GROUP sẽ phát triển thêm dịch vụ giao hàng, chương trình khách hàng thân thiết, ví điện tử...

4. Vato

VATO là ứng dụng gọi xe dựa trên nền tảng điện thoại di động, giúp người dùng kết nối với tài xế một cách nhanh chóng, an toàn với chi phí hợp lý. So với Grab & GO-Viet, ứng dụng VATO chưa có được tầm phủ sóng rộng.

5. Mai Linh

Taxi Mai Linh là ứng dụng gọi xe taxi hoàn toàn miễn phí, giúp rút ngắn thời gian trong các khâu gọi xe, thanh toán, kiểm soát số km, tạo niềm tin cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Cách thức gọi xe trên ứng dụng cũng tương đối giống với Uber hay GrabTaxi, cho phép gọi xe không cần thông qua tổng đài, giúp tiết kiệm thời gian cho người sử dụng. Đồng thời, khách hàng có thể biết trước được thông tin của tài xế để đưa ra quyết định chọn xe an toàn nhất.

6. MyGo (Viettel Post)

Viettel mới đây đã tung ra liền hai dịch vụ mới để hoàn thiện hệ sinh thái của họ. Một trong số đó là ứng dụng đặt xe, ship hàng và vận chuyển bằng xe tải có tên MyGo. Ứng dụng này mới chỉ hoạt động từ ngày 01/7/2020, không được quảng cáo rầm rộ nhưng có rất nhiều tài xế đăng ký.

7. FastGo

Người dùng có thể cài và sử dụng ứng dụng gọi xe FastGo trên Android, iPhone hoàn toàn miễn phí. Cách thức gọi xe FastGo đơn giản và thân thiện với người sử dụng. Hiện tại, hãng này đang tập trung chủ yếu vào dịch vụ xe cá nhân và taxi thế sẽ chưa triển khai dịch vụ xe ôm hai bánh.

Nguồn sưu tầm.